các loại bột mì làm bánh thông dụng

Bột mì là nguyên liệu cơ bản nhất khi làm bánh. Đây cũng là thành phần khiến nhiều người mới bắt đầu làm bánh cảm thấy bối rối về việc làm thế nào để hiểu rõ về tính chất của từng loại bột và lựa chọn đúng loại phù hợp với từng loại bánh? Hiểu được điều đó, trong bài viết này Annam Gourmet sẽ giúp bạn phân biệt các loại bột làm bánh, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết để giúp bạn tự tin hơn khi lựa chọn và sáng tạo trong quá trình làm bánh.

1. Các loại bột làm bánh thông dụng nhất hiện nay

Bột làm bánh là một trong những nguyên liệu làm bánh quan trọng nhất trong quá trình làm bánh. Mỗi loại bột có đặc tính riêng, phù hợp với các loại bánh khác nhau. Việc chọn lựa đúng loại bột sẽ giúp bánh đạt được kết cấu và hương vị mong muốn. Dưới đây là những loại bột mì làm bánh phổ biến và tiêu chí để lựa chọn bột mì khi làm bánh.

Các loại bột làm bánh thông dụng

1.1 Bột mì đa dụng (All-purpose flour)

Bột mì đa dụng, hay còn gọi là bột mì thường, là loại bột phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong làm bánh. Bột này có hàm lượng protein từ 10-12%, tạo độ cân bằng giữa gluten và tinh bột. Bột mì đa dụng thường dùng để làm các loại bánh như bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, và cả bánh nướng.

Bột Mì Đa Dụng Không Tẩy của thương hiệu Bob's Red Mill 2.27kg chứa 10-12% protein được làm từ hạt mì cứng (hard red wheat). Dòng hard wheat đem lại hương vị bánh đậm đà hơn dòng soft wheat do hàm lượng protein cao hơn.

Bột Mì Đa Dụng Không Tẩy Bob's Red Mill

1.2 Bột mì số 8 (Wheat Flour)

Bột mì số 8 hay còn có tên gọi khác là bột bánh ngọt là loại bột có khoảng 8 - 9% hàm lượng protein, được trộn từ lúa mì cứng và lúa mì mềm, không chứa bột nổi nên có độ ẩm cao nên sẽ giúp bánh được mềm và xốp hơn so với những loại bột khác.

Bột mì số 8 thường được sử dụng trong các công thức bánh yêu cầu kết cấu mềm mịn như bánh ngọt, bánh quy, bánh bông lan. Do lượng protein thấp, bột này không làm cho bánh trở nên quá dai mà giữ được độ nhẹ nhàng.

Bột mì số 8

1.3 Bột mì số 11 (Bread flour)

Bột mì số 11, hay còn gọi là bột bánh mì, là loại bột có hàm lượng protein cao (11-13%), giúp tạo ra độ đàn hồi và kết cấu chắc chắn cho các loại bánh mì. Gluten trong bột mì số 11 tạo ra mạng lưới protein mạnh mẽ, giúp giữ khí trong quá trình nướng, tạo nên những ổ bánh mì xốp, nở to và có kết cấu chắc.

Bột mì số 11 Bột làm bánh Schar Gluten-Free Mix B Bread là loại bột mì làm bánh không chứa gluten. Đây là một hỗn hợp bột lý tưởng để thực hiện tất cả các công thức bột nhào men của bạn: bánh mì, bột bánh pizza, bánh mì, bánh mì và những loại bánh cần kết cấu chắc và độ đàn hồi. Khi nhào bột, gluten phát triển giúp bánh có độ co giãn và giữ được hình dạng khi nướng.

Bột mì số 11

1.4 Bột mì nguyên cám (Whole wheat flour)

Bột mì nguyên cám là loại bột được xay từ toàn bộ hạt lúa mì, bao gồm cả phần vỏ, nội nhũ và mầm lúa mì. Loại bột này có màu sẫm hơn và hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn so với bột mì trắng thông thường. Hàm lượng protein trong bột mì nguyên cám thường dao động từ 13-14%, giúp bánh có kết cấu chắc và đặc hơn.

Bột mì nguyên cám hữu cơ của thương hiệu Bob's Red Mill 2.27kg giữ lại hầu hết các giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc trưng có trong hạt lúa mì. Bột mì làm bánh này thường được sử dụng trong các loại bánh mì nguyên cám hoặc bánh quy nguyên cám. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, bột này cũng thích hợp cho những người muốn ăn uống lành mạnh hơn, phù hợp làm các loại bánh cho người ăn kiêng, giữ dáng. 

bột mì nguyên cám

1.5 Self-rising flour

Self-rising flour là loại bột mì làm bánh đã được trộn sẵn với bột nở và muối, giúp bánh có thể tự nở mà không cần thêm các chất làm nở khác. Loại bột này thường chứa hàm lượng protein khoảng 8-9% và được dùng để làm các loại bánh nở nhanh như bánh bông lan, bánh quy, bánh pancake.

Với self-rising flour, người làm bánh tiết kiệm được thời gian và công đoạn thêm chất làm nở. Tuy nhiên, do loại bột này đã chứa sẵn muối và bột nở, cần chú ý giảm lượng muối và bột nở trong công thức để tránh làm bánh quá mặn hoặc nở quá mức.

1.6 High-gluten flour

Bột mì High-gluten có hàm lượng protein cao nhất trong các loại bột mì, thường trên 13%, giúp tạo ra nhiều gluten khi nhào. Loại bột này thường được sử dụng trong các loại bánh cần kết cấu đặc, chắc như bánh bagel, bánh pizza hoặc bánh mì đặc ruột.

Nhờ lượng gluten cao, bột mì High-gluten tạo ra độ đàn hồi cao, thích hợp cho những loại bánh cần giữ hình dạng trong quá trình nướng và có độ giòn chắc bên ngoài.

Bột mì High-gluten

1.7 Pastry Flour

Pastry flour có hàm lượng protein thấp, khoảng 8-9%, giúp tạo ra kết cấu mềm, giòn, và mịn cho các loại bánh tart, bánh nướng, và bánh quy bơ. Loại bột này lý tưởng cho các món bánh có kết cấu nhẹ nhàng và không yêu cầu độ nở cao.

Bột mì 100% Stone Ground Whole Wheat Pastry hiệu Bob's Red Mill 2.27kg  là loại bột mì làm bánh được tạo ra từ 100% lúa mì trắng, mềm mịn và  giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng từ cám và mầm. Bột mì làm bánh này chứa hàm lượng protein thấp hơn so với loại tương tự làm từ lúa mì cứng nên Pastry flour giúp bánh có kết cấu mềm mịn, giòn nhưng không dai, là lựa chọn hoàn hảo cho các loại bánh mà vỏ bánh cần độ xốp mềm,  là lựa chọn tuyệt vời cho các món bánh như bánh cookie, bánh quy bơ, bánh crep, Pancake, và đặc biệt hợp với bánh bao, bánh mì nướng nhanh.

pastry flour

2. Tiêu chí lựa chọn bột mì khi làm bánh

2.1 Chọn có nguồn gốc rõ ràng

Điều đầu tiên khi chọn mua bột làm bánh là bạn hãy nhìn ngay vào bao bì sản phẩm. Bạn chỉ nên chọn bột của các hãng nổi tiếng, có nguồn gốc rõ ràng, bao bì sạch đẹp và không bị rách hay quá cũ. Hiện nay, bột làm bánh được nhiều chuyên gia dùng nhất là đến từ Bỉ, Indonesia, Ý,... Những nước này nổi tiếng trên thế giới về làm bánh vì thế sản phẩm bột của họ vô cùng chất lượng.

2.2 Chọn bột có hàm lượng protein cao

Hàm lượng protein cao (từ 10%->13%) để khi kết hợp với men nở để tạo ra sợi gluten giúp cho bánh đạt độ dai nhất định. Tuy nhiên còn cũng tùy thuộc vào từng công thức bánh mà bạn lựa chọn bột có protein sao cho phù hợp. 

Loại bột mì đa dụng có hàm lượng protein khoảng 10 – 12%, đây là loại dễ sử dụng nhất khi làm bánh tại nhà. Còn đối với cửa hàng làm bánh chuyên nghiệp, đầu bếp dùng bột mì chuyên dụng để bánh thơm ngon chuẩn vị. 

Chọn bột làm bánh đạt chất lượng sẽ là bước đầu tiên để món bánh của mình. Để bánh đạt chuẩn, các đầu bếp phải trải qua khâu nhồi bột đúng phương pháp riêng để bột đủ men, đủ độ kết dính, mềm và mịn. Tuy nhiên, đó là công việc nặng nhọc, lập đi lập lại hàng mấy chục năm về trước.

2.3 Chọn theo mục đích

Mỗi loại bột mang những đặc điểm riêng, nên sẽ phù hợp với từng loại bánh khác nhau. Ví dụ, bột mì đa dụng thích hợp cho nhiều loại bánh khác nhau, trong khi bột mì cứng, bột mì nguyên cám thường được ưa chuộng cho bánh mì, bánh quy, và bánh nướng. Tùy vào mục đích, người làm bánh nên lựa chọn loại bột phù hợp nhất.Mỗi loại bột sẽ có những đặc tính riêng, phù hợp với từng loại bánh khác nhau

2.4 Chú ý đến hạn sử dụng

Bạn có thể bảo quản bột mì tươi 1 năm trong tủ lạnh và 2 năm trong tủ đông. Cách tốt nhất để kiểm tra độ tươi của bột mì là ngửi. Bột mì tươi luôn có mùi thơm trung tính, trong khi bột mì quá hạn sử dụng sẽ có mùi mốc hoặc ôi thiu. Một cách khác để kiểm tra độ tươi của bột mì là kiểm tra bề ngoài. Nếu bột mì còn dư, hãy đặt nó vào hũ kín hoặc bao bì có khả năng ngăn không khí và ẩm.

3. Mua bột mì chất lượng ở Annam Gourmet

Khi lựa chọn bột làm bánh, bạn cần mua tại những địa điểm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe. Annam Gourmet tự hào là địa chỉ đáng tin cậy, nơi cung cấp các loại bột làm bánh chất lượng cao và đạt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Khi mua bột tại đây, bạn có thể yên tâm sử dụng bột để tạo ra những chiếc bánh ngon và an toàn cho gia đình.

bột mì chất lượng ở Annam Gourmet

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể biết cách dùng và phân biệt được các loại bột khi bắt tay vào làm bánh. Nếu muốn đặt mua hay tìm hiểu thêm về bột mì làm bánh, bạn hãy liên qua hotline 1900 636431 hoặc truy cập website Annam Gourmet để được tư vấn chi tiết.

 

Thông tin liên hệ - Annam Gourmet